Thay nước bể cá đúng cách là câu hỏi được rất nhiều người yêu thích cá cảnh quan tâm. Bởi cũng như các loài thú cưng khác, cá cũng cần được chăm sóc, từ môi trường sống cho đến dinh dưỡng…Tuy nhiên, với cá, thay nước là quy trình quan trọng hàng đầu trong việc nuôi cá cảnh.
Khoảng bao lâu thì nên thay nước hồ cá?
Khâu quan trọng nhất trong việc thay nước bể cá chính là xem xét thời gian bao lâu nên thay nước một lần. Nước được xem là môi trường sống hàng đầu của cá nên khi thay nước, bạn không chỉ nên tập trung vào kĩ thuật vệ sinh bể cá mà còn nên chú ý đến thời gian thay nước hồ cá sao cho hợp lí.
Vậy, bao lâu thì thay nước sẽ hợp lí? Theo kinh nghiệm của những nhà nuôi cá, cứ khoảng 1 -2 tuần thì bạn nên thay nước, ngoài ra, cũng cần phụ thuộc vào tình trạng của bể nước mà quyết định nên thay sớm hay không.
Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh thay nước hồ cá quá nhiều lần trong một tuần bởi cá cần một môi trường cố định để sinh sống khỏe mạnh. Bạn có thể bơm tay, cách thay nước cho cá này có thể áo dụng được nếu bể cá có diện tích nhỏ. Đây là cách thay nước bể cá mini hay được áp dụng nhất.
Các loại nước có thể dùng để thay bể cá
Nước thay bể cá có thể được sử dụng như:
- Nước mưa: nước mưa tốt nhất để sử dụng thay nước bể cá chính là nước mới hứng, nước chứa trong chum vại lâu ngày được đậy kín…
- Nước máy: nếu sử dụng nước máy để thay nước bể cá thì nên hứng trước ra ngoài để nước bay hết Clo cá mới sống tốt được bởi lẽ, loại thuốc khử trùng trong nước máy là những hạt nhỏ vô hại với chúng ta nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến cá cảnh.
- Nước giếng: Loại nước này cũng rất tốt để nuôi cá cảnh, hãy sử dụng loại nước để lắng trong trước khi thay nước bể cá bạn nhé.
Các bước thay nước bể cá gồm những gì?
Bước 1: Chuyển cá
- Tìm bể chứa cá: Trong thời gian bạn thay nước bể cá, hãy tìm một bể cá có kích thước phù hợp, xô hoặc chậu sẽ có công dụng như bể cá tạm thời. Tránh dùng chậu hay bể được rửa bằng xà phòng, vì nếu xà phòng còn sót lại, có thể gây hại cho cá.
- Xử lí nước: Nước trong bể cá tạm thời cần được xử lí để cân bằng nhiệt độ và độ PH, nên để qua đêm sau khi đổ nước vào bể tạm thời và chờ cho nồng độ clo trong nước trung hoà. Trường hợp bạn không thể chờ qua đêm được, hãy thật khéo léo xử lí nước bằng chất khử clo. Lưu ý: Đảm bảo nước trong bể tạm thời có cùng nhiệt độ với nước trong bể hiện tại.
- Tìm vị trí đặt bể cá tạm thời: Tránh ánh sáng trực tiếp. Không nên đặt bể tạm thời ở cửa sổ hoặc dưới ánh sáng mạnh, vì hơi nóng từ những nơi này có thể làm tăng nhiệt độ nước, âm thầm gây hại cho cá. Ngoài ra, đảm bảo đặt bể tạm thời ở nơi mà trẻ em và thú nuôi trong nhà không thể làm phiền cá.
- Chuyển cá: Dùng vợt vớt cá ra khỏi bể và cho chúng vào bể tạm thời chứa nước sạch. Dùng thau lớn làm bể tạm thời để cá có đủ không gian để bơi. Khi dùng vợt chuyển cá từ bể này sang bể khác, đảm bảo hai bể ở gần nhau. Điều này sẽ hạn chế khoảng thời gian cá không ở trong nước, từ đó giảm mức độ căng thẳng ở cá.
- Theo dõi cá: Trong khi lau rửa bể cá, đảm bảo bạn luôn để mắt đến cá trong bể tạm thời. Tìm những thay đổi trong hành vi, màu sắc và mức độ hoạt động của chúng để có cách xử lí nước cho hiệu quả.
Bước 2: Làm sạch bể cá hiện tại
- Đổ nước bẩn và dùng vợt, đồ sàng hoặc tấm lọc giữ cho các vật trang trí không rơi khỏi bể.
- Rửa các vật dụng trang trí: Rửa bằng nước ấm với một ít muối. Sau đó phơi khô
- Cọ bể cá: Cọ rửa bể cá bằng nước ấm và một ít muối. Tránh dùng xà phòng và nước tẩy rửa vì chúng có thể để lại cặn hoá chất bên trong bể. Sau đó rửa sạch bể bằng nước ấm.
- Phơi khô bể cá từ 20 đến 30 phút.
Bước 3: Làm đầy lại bể cá
- Cho các vật trang trí vào lại bể, nên sắp xếp mọi thứ nhưu ban đầu để cá không khó chịu khi thay đổi môi trường của chúng.
- Đổ nước sạch đã qua xử lí vào bể: Đổ vào bể nước ở nhiệt độ phòng đã được xử lý hoặc để qua đêm để có được nhiệt phòng, hoặc xử lí bằng chất khử clo nếu không chờ qua đêm được. Lưu ý rằng khi để nước qua đêm, phải chắc chắn đậy bể nước hoặc để xa tầm tay trẻ hay tầm với của thú cưng khác, phòng trường hợp nước bị bẩn.
- Di chuyển cá: Vớt cá vào lại bể. Cố gắng di chuyển thật nhanh, tránh gây căng thẳng cho cá cũng như tránh trường hợp cá nhảy ra khỏi vợt, bị thương. Gần đến bể, thả nhẹ nhàng cá vào.
- Theo dõi cá: Cá rất có thể bị căng thẳng và mắc các bệnh liên quan đến môi trường và nhiệt độ trong khi và ngay sau khi rửa bể của chúng. Vì vậy, luôn để mắt đến cá sau khi thả lại vào bể để đảm bảo chúng thích nghi tốt với môi trường sạch sẽ.
Thật dễ dàng phải không nào? Hy vọng bài viết này sẽ bổ sung thêm cho bạn kiến thức phù hợp để chăm sóc cá cảnh tốt nhất nhé!
Tham khảo các sản phẩm khác dành cho thú cưng của bạn tại đây nhé!