-
Nuôi chó Poodle 2 tháng tuổi lưu ý những gì?
- Chế độ dinh dưỡng
- Nuôi Poodle bằng thực phẩm chín
- Nuôi Poodle bằng hạt ướt
- Một vài lưu ý quan trọng
-
Chăm sóc chó Poodle gồm những gì?
- Tắm rửa cho Poodle
- Tiêm phòng định kỳ
- Lưu ý khi chăm sóc
Nuôi chó Poodle 2 tháng tuổi lưu ý những gì?
Những chú cún Poodle khi vừa 2 tháng tuổi là độ tuổi vừa mới tách sữa mẹ và bắt đầu trong giai đoạn tập ăn. Do đó, hệ tiêu hóa còn khá yếu ớt, chưa phát triển toàn diện. Vì vậy, cách nuôi của bạn sẽ ảnh hưởng lâu dài đến chế độ ăn uống của chúng, cũng như quá trình hình thành tính cách và hành vi sau này.
Chế độ dinh dưỡng
Vì tính chất quan trọng, mở đầu bài viết sẽ là chuyên mục “ đồ ăn” của bé cún. Bạn cần phải có kế hoạch về chế độ dinh dưỡng nhất định, lâu dài vì bé còn khá nhỏ, là thời điểm bạn phải chú ý nhiều nhất.
Nuôi Poodle bằng thực phẩm chín
Cách nuôi này đòi hỏi bạn cần dành nhiều thời gian cho chúng, tuy nhiên cách này không chỉ bảo đảm lượng dinh dưỡng đầy đủ cho chú mà còn giúp bạn gắn kết với chú nhiều hơn. Dạ dày của Poodle còn yếu, nên bạn không nên cho chúng ăn thức ăn quá to, thái dày mà nên nghiền nhỏ, để chúng dễ hấp thụ. Chẳng hạn như bạn có thể cho chúng ăn cháo loãng, có thể nấu cùng nước hầm xương hoặc thức ăn khô nhưng phải ngâm mềm; có thể nấu cho cún ăn các loại rau hoặc hoa quả đã xay nhuyễn để cung cấp Vitamin, chất xơ. Đặc biệt, bạn không nên cho bé ăn xương cứng như xương heo, hoặc nhỏ như xương cá, vì răng bé còn mỏng, khó có thể nghiền nát xương, và những xương trên có thể gây tổn thương nội quan của bé.
Nuôi Poodle bằng hạt ướt
Đây là cách nuôi thích hợp cho những bạn cuồng công việc và không có quá nhiều thời gian cho bé cún. Hạt ướt là loại thức ăn có cấu tạo và chức năng tương tự như hạt khô bình thường, nhưng nó cực kì phù hợp cho bé nhỏ tuổi, hoặc các bé đang trong quá trình đổi từ ăn hạt sang cơm.
Với những bé vừa cai sữa, nuôi bằng hạt ướt sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của chúng dần dần thích nghi với những thực phẩm khô khan như hạt về sau. Hạt ướt khi ăn, nhờ có độ ẩm nhất định, Poodle của bạn không cần phải nhai quá nhiều, vì hạt dễ tan ngay trong miệng mà không tốn nhiều thời gian cho quá trình tiêu hóa của chúng. Về sau, cún cưng của bạn có thể dễ dàng thích nghi với hạt khô, đồng thời, bạn có thể hoàn toàn yên tâm với dinh dưỡng mà hạt ướt mang lại.
Một vài lưu ý quan trọng
Là một người yêu thú cưng, ai chẳng muốn cún của mình luôn khỏe mạnh đúng không nào? Mình xin chia sẻ một vài lưu ý quan trọng về cách cho ăn Poodle:
- Mặc dù cún 2 tháng tuổi đang trong quá trình cai sữa, những cũng cần cho cún uống sữa với một lượng vừa phải.
- Bạn nên cho cún ăn uống trong khung giờ nhất định, thường xuyên, đúng bữa. Mỗi bữa cho ăn vừa phải, không cho ăn quá no.
- Cung cấp đủ nước cho cún. Nước phải luôn sạch sẽ, thường xuyên thay nước 3 lần trong 1 ngày.
- Chú ý vệ sinh bát ăn của cún sau mỗi lần ăn, tránh để qua ngày.
- Nên vệ sinh những vật dụng đồ chơi mà cún thường tiếp xúc
- Khi Poodle bị nôn, bỏ ăn hoặc tiêu chảy thì nên dẫn chúng đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức.
Chăm sóc chó Poodle gồm những gì?
Tắm rửa cho Poodle
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như: sữa tắm, khăn lau, nước ấm hoặc nóng, máy sấy.
Bước 2: Dùng nước ấm xả hết bụi bẩn trên người Poodle. Sau đó, xoa nhẹ nhàng sữa tắm khắp cơ thể, kết hợp massage cho cún nhà bạn.
Bước 3: Sau khi kì cọ sạch sẽ, xả lại cho chúng bằng nước ấm. Để giữ cho bộ loogn luôn mượt mà, óng ả, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm dầu xả, dầu dưỡng ẩm.
Bước 4: Tiếp theo, bạn dùng khăn lông mềm, lau khô đi lớp nước còn vương trên lông của Poodle rồi dùng máy sấy để sấy khô lông cho cún. Hãy nói chuyện trấn an bé nếu bé bị hoảng hốt với tiếng ồn của máy sấy nhé.
Bước 5: Kiểm tra lại tất cả các vị trí như mắt và tai của chó. Đặc biệt, độ ẩm trong tai chó quá cao sẽ dẫn đến sự xâm nhập các vi khuẩn tích tụ trong tai gây viêm nhiễm.
Bước 6: Cuối cùng, bạn có thể cho cún uống thêm một cốc sữa ấm để làm ấm bên trong cơ thể, tránh việc cảm lạnh.
Lưu ý: Các bước trên phải thực hiện nhanh chóng, gọn gàng để tránh Poodle bị nhiễm lạnh. Không nên tắm cho cún quá thường xuyên, nhất là vào mùa đông. Một tuần chỉ nên tắm từ 2-3 lần do Poodle không nghịch ngợm như các giống chó cảnh khác nên nhu cầu tắm không cao.
Tiêm phòng định kỳ
Một trong những việc tạo nên hệ miễn dịch khỏe mạnh cho cún của bạn chính là tiêm phòng định kỳ cho bé. Do vậy, khi bé vừa đủ tuổi tiêm phòng, bạn cần ghi chú lại, và dắt đi tiêm chủng theo lời khuyên của bác sĩ thú y. Để củng cố hệ miễn dịch, bạn cần dắt cún đi tiêm lại từ 24-30 ngày sau ngày tiêm trước.
Lưu ý khi chăm sóc
- Bạn cần chuẩn bị chỗ ở của bé thật chu toàn. Chỗ nằm cần ở nơi thoáng mát, đón được ánh nắng mặt trời, hạn chế nằm gần quạt hay máy lạnh, tránh nhiễm lạnh cho hệ hô hấp.
- Cần cho chúng tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn. Thường xuyên dắt chúng đi dạo, ít nhất từ 20-30 phút mỗi ngày, tạo điều keiejn cho hoạt động và hít thở không khí trong lành, tự nhiên.
- Bạn cũng cần cho chúng tự do nhất định, vì bản chất hiếu động, nghịch ngợm.
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bước đầu chăm sóc và nuôi dưỡng Poodle như thế nào. Bạn có thể tìm hiểu thêm về “Cách huấn luyện cho Poodle và chăm sóc Poodle trong quá trình mang thai” ở bài viết sau của chúng mình nhé! Chúc các bạn thành công.