Để cún phát triển toàn diện, ngoài việc cách chăm sóc về vệ sinh, chế độ sinh hoạt…thì chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc thú cưng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sắp xếp hay có kế hoạch cụ thể về chế độ ăn uống của cún cưng. Hiện nay, có ba loại phương pháp chính, tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mình mà bạn áp dụng sao cho phù hợp nhé!
Các cách cho cún ăn khoa học – Ưu điểm và nhược điểm
Kiểu tự do
Đây là phương pháp cực kì phù hợp với những bạn cuồng công việc, không có nhiều thời gian cho cún cưng. Cách này thường được áp dụng với các loại thức ăn khô. Vì nó không dễ bị ôi thiu như thức ăn ướt, thời gian bảo quản lại lâu.
Chi cần bạn đổ đầy thức ăn vào chén, tự do cho cún ăn bao nhiêu tùy ý những bạn cũng cần lưu ý nên đổ một lượng vừa đủ, tránh để thức ăn hạt cho cún quà nhiều ở ngoài vì rất lãng phí. Tốt nhất bạn nên mua hộp thức ăn tự động cho cún.
- Ưu điểm:
- Rất phù hợp với những người bận rộn
- Không cần lo lắng phải cho ăn đúng giờ nếu như đang ở ngoài chưa thể về nhà kịp.
- Tiện lợi cho gia đình nuôi nhiều cún, vì tất cả chúng đều có thể ăn cùng một bát đồ ăn.
- Nhược điểm:
- Cún dễ bị béo phì và các bệnh liên quan vì chúng có thể ăn quá nhiều hoặc bị chán ăn vì ngán.
- Khó kiểm soát thòi quen ăn uống của chúng, bạn không thể biết được chúng hiện tại ăn ít hay nhiều, có bỏ bữa hay không. Đây là dấu hiệu đầu tiên thường gặp khi vật nuôi mắc bệnh.
- Gây khó khăn trong việc dùng thức ăn để kích thích tinh thần khi huấn luyện chúng.
- Để thức ăn bên ngoài thường xuyên gây mất vệ sinh, dễ bị ôi thiu, thu hút ruồi bọ.
- Dễ xảy ra trường hợp giành ăn giữa các thú cưng với nhau
Theo lịch trình, theo từng phần
Cách này dành cho người có thời gian biểu, kế hoạch đều đặn. Phương thức cho ăn này là bạn chỉ cho chúng ăn vào khung giờ nhất định hoặc khi cảm thấy thú cưng của bạn đã no. Nếu nhà nuôi nhiều chó, hãy cho ăn bát thức ăn riêng. Cách này giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn mà thú cưng tiêu thụ, quản lý thời gian ăn và khối lượng thức ăn phù hợp.
- Ưu điểm:
- Phù hợp với người đang phải chăm sóc thú cưng bị bệnh. Nếu cho chúng ăn tự do bạn sẽ không thể biết chó cưng có dùng thuốc đúng giờ và đúng liều không.
- Tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho thú cưng, phòng tránh được bệnh béo phì và các bệnh liên quan.
- Kiểm soát được thời gian sinh hoạt, nhất là lúc đi vệ sinh vì có một số chú cún thường đi ngoài sau bữa ăn một khoảng thời gian nhất định.
- Hạn chế được trường hợp giành ăn giữa các thú cưng.
- Nhược điểm:
- Khi nuôi thú cưng ở giai đoạn phát triển, chúng cần ăn nhiều bữa trong một ngày hơn những chú trưởng thành, do đó phải luôn có người ở nhà cho chúng ăn đúng giờ.
- Chó của bạn sẽ có thái độ khó chịu, kháng cự hoặc đau bụng khi bị đói nếu bạn không thể cho ăn đúng thời gian.
Cho ăn với liều lượng kiểm soát
Nếu cho của bạn có nguy cơ béo phì, thì với cách này là sự lựa chọn hoàn hảo. Yêu cầu của phương thức này là bạn phải tính toán lượng calo mỗi ngày sao cho phù hợp với chúng. Chia thức ăn thành nhiều bữa tùy theo điều kiện của bản thân và thói quen ăn uống của thú cưng. Nếu được, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ thú y cách tính lượng calo cho chúng.
- Ưu điểm:
- Phù hợp khi chăm sóc chó mèo bị bệnh đang điều trị hoặc cần giảm cân. Hoặc chăm sóc chó mèo có xu hướng ăn quá nhiều, không biết kiểm soát
- Đảm bảo được chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể mà không cần phải ăn quá nhiều, dẫn đến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
- Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian nghiên cứu lượng calo cần thiết mỗi ngày trong mỗi bữa ăn. Cần dựa trên giống loài, kích cỡ, độ tuổi và tình trạng bệnh lí của chúng.
- Cần đọc kĩ các thông tin dinh dưỡng trên thức ăn thú cưng để quyết định lượng thức ăn phù hợp.
- Không được cho cún ăn quá nó hay quá đói, nên cho cún ăn no khoảng 8-9 phần.
- Bổ sung rau quả cần thiết trong khẩu phần ăn
- Nên cho cún uống thêm sữa tươi để cung cấp thêm cho chó cưng chất báo và canxi.
- Nên giới hạn đồ ăn vặt cho cún.
Chúc bạn có thêm nhiều cách chăm sóc thú cưng khoa học nhé!
Tham khảo các sản phẩm khác dành cho thú cưng của bạn tại đây nhé!