-
Định dạng RAW
Chế độ RAW chắc hẳn đã quá quen thuộc đối với những bạn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Những bức ảnh tuyệt vời luôn được chụp ở chế độ RAW, và sau đó có thể chỉnh sửa bất kỳ sai sót hay thay đổi màu sắc tùy ý với độ chính xác cực cao.
Chế độ này càng phù hợp hơn khi bạn chụp ảnh bằng flycam, bởi độ phân giải camera flycam hiện nay chủ yếu là 20MP, do đó nếu bạn thường nén ảnh ở định dạng .jpg để chụp, khung cảnh tuyệt vời sẽ chẳng thể được lột tả hoàn toàn cũng như không tận dụng được tối đa ưu điểm của định dạng RAW.
Một này nào đó, dù bạn không phải là tay nhiếp ảnh chuyên nghiệp, bạn bỏ qua mẹo chụp này, chắc chắn bạn sẽ hối hận khi bạn chụp được một bức ảnh rất tuyệt vời, nhưng lại không thể chỉnh sửa nó theo ý mình vì đã lỡ chụp nó với định dạng .jpg mà không phải là RAW.
-
Định dạng 16:9 hay 4:3
Hầu hết các loại máy ảnh sử dụng định dạng nhiều nhất là 2:3. Thế nhưng đối với nhà sản xuất Drones DJI lại thiết kế camera của flycam ở các định dạng 16:9 và 4:3. Đây chắc hẳn là một dụng ý riêng của họ, và chính vì thế, một câu hỏi đặt ra cho mọi tay chơi flycam: “chọn định dạng nào để chụp ảnh cho đẹp?”
Mặc dù bạn có thể mất khá nhiều thời gia khi phải khám phá chụp một góc cảnh ở cả hai định dạng hoặc thậm chí luôn luôn recompose và shoot ở cả hai định dạng ở cùng một vị trí nhưng chắn chắc nó sẽ rất đáng giá, nhất là những góc cảnh “đắt”, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho những shoot hình của mình.
-
Bracketing is The King
Với các dòng flycam Phantom như Phantom 4, Phantom 4 Pro có thể nói Bracketing cực kì tuyệt vời khi chúng có tích hợp tính năng đó. Bracketing rất phù hợp trong một vài trường hợp như sau:
- Bạn có nhầm lẫn trong các bước cài đặt độ phơi sáng chính xác, thì người chụp ảnh có thể chọn từ 3 đến 5 shoot chụp cận cảnh đã chụp với chế độ Braketing.
- Rất nhiều nhiếp ảnh gia đã sử dụng Bracketing để tạo ra các hình ảnh HDR – đây được coi như một chế độ HDR thông minh mang lại hiệu quả hiệu ứng khá tốt.
Với mẹo chụp ảnh bằng flycam này các bạn có thể kéo tối hoặc kéo sáng trở lại nhiều hơn trên ảnh một cách rất dễ dàng, thay vì phải chỉnh sửa rất nhiều nếu chỉ chụp một shoot ảnh.
-
Chế độ P (tự động) và M (thủ công)
Theo như các nhiếp ảnh gia , hầu như họ luôn chụp ở chế độ M ( thủ công) bởi vì điều này cho phép họ chọn chỉ số ISO thấp nhất cũng như tốc độ màn trập mà họ mong muốn.
Với dòng flycam DJI, ứng dụng của chúng không cho bạn biết nếu bạn đang để hình ảnh phơi sáng quá nhiều hay quá ít như một máy ảnh truyền thống của bạn; cũng không cho biết tốc độ màn trập được cài đặt sẵn. Vì vậy, bạn sẽ cần phải dựa vào biểu đồ hoặc sử dụng mẹo này:
Đầu tiên, bạn chuyển sang chế độ P (tự động), ghi nhớ những gì DJI thiết lập sẵn cho máy của bạn ở chế độ tự động. Tiếp theo đó, bạn chuyển trở lại chế độ thủ công M và cài đặt lại những thông số của chế độ này tương tự như chế độ tự động là xong. Đơn giản mà phải không nào?
-
Có thể giảm ISO xuống bao nhiêu?
Có một mẹo chụp ảnh bằng flycam mà rất nhiều nhiếp ảnh gia gợi ý: luôn để ISO ở mức thấp nhất có thể, có thể kéo xuống đến 100 trên Phantom 4 Pro. Điều này cho phép bạn giảm thiểu nhiễu sáng trong bức ảnh của bạn một cách cực kỳ đơn giản.
Tất nhiên, bạn cần phải kiểm soát được độ nhiễu của ảnh khi chụp ảnh vào ban đêm và trong điều kiện ánh sáng thông thường. Nếu như cần tiếp xúc 3sec, bạn vẫn nên để ISO cao hơn một chút.
-
Độ rung của máy bay và chế độ chụp vào ban đêm
Thời tiết là một trong những điều kiện đầu tiên bạn cần xem xét khi chụp ảnh ở độ cao khá lớn, nhất là những nơi thường xuyên có gió mạnh. Vì thể, ở những nơi như vậy, cho dù bạn có gắng đến mấy thì những ảnh hưởng rung lên các shoot hình là không thể tránh khỏi kể cả trong điều kiện gió thấp.
Vì thế, mặc dù Phantom và các máy bay khác của DJI có tốc độ màn trập có thể lên đến 8 giây, nhưng mẹo chụp ảnh bằng flycam để hạn chế tốt nhất ảnh hưởng của rung lắc trong quá trình bay là để tốc độ mà trập ở 3 giây.
-
Bộ lọc ND và PL
Bộ lọc ND làm giảm ánh sáng đi vào máy ảnh và làm chậm Shutter của bạn, vì thế có thể gây ra một số rung động trong bức ảnh của bạn. Vì thể bạn hãy cẩn thận khi ở điều kiên ánh sáng mờ. Để khắc phục trường hợp này, hãy gắn bộ lọc máy ảnh được cung cấp mặc định được cung cấp cùng với Phantom.
-
Góc cảnh rộng
Một lời khuyên chân thành dành cho bạn: đừng giới hạn bản thân, hãy thỏa thích sáng tạo và chụp thật nhiều góc máy cho những bức ảnh chụp từ flycam của bạn thực sự ấn tượng. Vì giờ đây, các dòng flycam đã có thể cho các góc máy đa dạng, độc đáo và mở ra nhiều cơ hội sáng tạo cho các nhiếp ảnh gia.
-
Kỹ thuật bay flycam
Mẹo chụp ảnh đẹp bằng flycam không thể bỏ qua cách chụp bằng kỹ thuật điêu luyện của bạn. Thông thường để luyện tập thông thạo khả năng bay, bạn phải mất khá nhiều thời gian, tuy nhiên, bù lại, kỹ năng bay của bạn tốt cũng đồng nghĩa với việc những bức ảnh bạn chụp sẽ đa dạng, và có thể nói là “độc” ở những nơi khá khó chụp. Nhưng bạn cũng cần lưu ý khi gặp trục trặc, hãy nhẹ nhàng để di chuyển và điều khiển Drones của bạn, để có thể lập tức xử lý nếu có vấn đề nào đó xảy ra.
-
Lưu ý những động vật hoang dã
Các bạn thường bỏ qua động vật hoang dã khi cho bay flycam, đó là một sai lầm khá lớn. Hầu hết các trường hợp trục trặc về flycam, là do va chạm chúng. Cũng có một số loại động vật như chim mòng biển thường rất háo hức tấn công flycam của bạn để bảo vệ lãnh thổ của chúng.
Chúc các bạn có những bức ảnh thật tuyệt vời sau khi đọc những mẹo trên nhé!