Viettel : 0383 980 923
Mobile : 0906 997 704

Cách huấn luyện cho Poodle và chăm sóc Poodle khi mang thai !

  1. Cách huấn luyện chó Poodle 2 tháng tuổi
  • Huấn luyện chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ
  • Huấn luyện chó Poodle ngồi
  1. Chăm sóc chó Poodle trong quá trình thai sản
  • Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle thai sản
  • Chế độ tập luyện cho chó Poodle khi sinh sản
  • Một số lưu ý quan trọng

Cách huấn luyện cho Poodle và chăm sóc Poodle trong quá trình mang thai

Cách huấn luyện chó Poodle 2 tháng tuổi

Huấn luyện chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ

Để căn nhà của bạn luôn sạch sẽ, thoáng mát, việc dạy cho Poodle đi vệ sinh đúng chỗ là rất cần thiết. Bài huấn luyện bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Trước hết, bạn cần quy định một chỗ cố định dành cho Poodle dùng để đi vệ sinh. Bạn cần kiếm chỗ thoáng gió, dễ dọn dẹp.

Bước 2: Nếu cún của bạn có hành động đi lòng vòng, một chân nhấc lên, ngửi khu vực chúng đang đứng thì bạn phải nahnh chóng bế chúng vào ngay chỗ đi vệ sinh cố định kia.

Bước 3: Những lần đầu bạn cần phải đợi chúng đi vệ sinh cho bằng được. Nếu chúng không đi, bạn ép chúng phải ngồi cho đến khi nào đi xong mới được đứng dậy.

Bạn cần phải kiên trì, không được bỏ cuộc. Lặp đi lặp lại các bước này hàng ngày, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng trong thói quen của chúng sau 12 đến 14 ngày.

Cách huấn luyện cho Poodle và chăm sóc Poodle trong quá trình mang thai

Huấn luyện chó Poodle ngồi

Với sự thông minh của chúng, việc dạy cho bé cún các động tác như ngồi, nằm,… sẽ không quá khó. Mình sẽ hướng dẫn bạn dạy chúng ngồi các bước sau đây:

Bước 1: Khi Poodle đang đứng gần bạn, đặt thức ăn mà chúng yêu thích nagy phía dưới chân chúng.

Bước 2: Hô to, rõ ràng câu lệnh:“ Ngồi xuống”, đồng thời, bạn dùng tay ấn người cún xuống trong tư thế ngồi.

Bước 3: Thưởng đồ ăn để khích lệ chúng cố gắng lần sau nếu chúng đã ngồi xuống.

Bước 4: Lặp lại các bước từ 10 đến 15 lần, sau đó cho chúng nghỉ ngơi. Và hàng ngày tiếp tục bài huấn luyện

Bạn có thể dạy chúng các động tác khác như nằm, đứng dậy… Chỉ cần thay đổi câu lệnh, và thường xuyên tập cho chúng hàng ngày.

Cách huấn luyện cho Poodle và chăm sóc Poodle trong quá trình mang thai

Chăm sóc chó Poodle trong quá trình thai sản

Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle thai sản

Sau khi Poodle được phối giống, sau khoảng 13 đến 15 ngày, chúng có biểu hiện như bỏ ăn, nôn mửa, ngủ nhiều, nằm ì một chỗ, lười vận động. Đây chứng tỏ, chúng đã mang thai.

Bạn không cần phải lo lắng quá nhiều vì đó là hiện tượng rất bình thường và ở hầu hết các chú cún mang thai đều có biểu hiện như vậy, cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của cún mẹ. Giai đoạn nghén này kéo dài cho đến 3,4 tuần. Bạn có thể cho chúng đi truyền dịch để bổ sung chất dinh dưỡng nếu cún mẹ bỏ bữa nhiều lần, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

Tháng đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể giữ nguyên chế độ ăn như bình thường. Vì thời điểm này chưa cần thiết phải đổi thực đơn hay khẩu phần ăn cho chúng. Có thể cho chúng uống thêm Canxi , sắt để bổ sung dưỡng chất cho cún con.

Từ tháng thứ 2 trở đi, cún mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là Protein trogn các loại thực phẩm: thịt bò, heo, trứng…cùng những chất khác như: xơ của rau, củ, khoáng chất từ cá, tôm, vitamin…Vì đây là giai đoạn cún con phát triển mạnh mẽ nhất.

Poodle  khi mang thai sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường, vậy enen bạn cần chia nhỏ trong 1 ngày thành 4, 5 bữa. Mỗi bữa cho lượng thực phẩm vừa phải, không nên đồn trong 1 bữa. Bạn nên hạn chế chất béo trong khẩu phần ane, tránh tình trạng béo phì dẫn đến việc sinh nở khó khăn.

Cách huấn luyện cho Poodle và chăm sóc Poodle trong quá trình mang thai

Chế độ tập luyện cho chó Poodle khi sinh sản

Bản thân Poodle là giống cho rất thích chạy nhảy, thích vận động. Chúng có thể vui đùa cả ngày mà không biết mệt. Tuy nhiên, nếu biết chắc rằng khả năng chúng đã mang thai, thì 4- 5 tuần đầu bạn nên hạn chế cho chúng vận động nhiều, tránh tình trạng sảy thai.

Chế độ luyện tập khoa học cho Poodle mẹ chính vận động nhẹ nhàng. Mỗi ngyaf, bạn nên dành khoảng 30 phút để dắt chúng đi dạo, nơi ít người qua lại. Bạn nên tránh những địa điểm đông người, khu vực vui chơi của chó cảnh vì chúng sẽ dễ bị thu hút, kích động. Vận động đơn giản vừa an toàn, vừa giúp kích thích hệ tiêu hóa và tuần hoàn máu giúp cún mẹ khỏe mạnh khi mang thai.

Khi mang thai, nhất là giai đoạn tháng thứ 2, Poodle sẽ thường lườ vận động, chúng ngủ rất nhiều và ưa nằm lì một chỗ. Do thai trong bụng càng ngày càng phát triển, khiến cho cơ thể của Poodle mẹ nặng nề, khó chịu. Chính vì thế, bạn nên dành nhiều thời gian, bắt chúng hoạt động nhẹ nhàng , để tránh tình trạng béo phì khi mang thai, gây nhiều khó khắn trong khi sinh nở về sau.

Cách huấn luyện cho Poodle và chăm sóc Poodle trong quá trình mang thai

Một số lưu ý quan trọng

Để tránh gây sảy thai hoặc sinh non cho Poodle, bạn cần phải biết những điều cần thiết dưới đây:

  • Không phối giống Poodle đồng huyết hoặc cận huyết vì sẽ có khả năng cao cún con mắc dị tật hoặc chậm phát triển.
  • Tránh cho cún chạy nhảy hoặc vận động mạnh trong quá trình mang thai.
  • Chất dinh dưỡng và chế độ ăn uống phải cho Poodle mẹ phải đầy đủ và khoa học.
  • Môi trường sống của cún không được nóng bức, ngột ngạt quá, tránh nhốt chúng trong chuồng quá lâu, hoặc thường xuống để chúng một mình. Phải giữ cho cơ thể của Poodle luôn trong trạng thái mát mẻ, tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái nhất.
  • Không nên cho Poodle cái đi phối giống khi cơ thể chúng chưa phát triển hoàn chỉnh. Tuổi phù hợp cho chúng là từ 16 đến 18 tháng tuổi.

Hy vọng ở bài viết trên, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc cho Poodle của bạn tốt hơn.