Viettel : 0383 980 923
Mobile : 0906 997 704

Phụ kiện ngày tết

Mỗi dịp Tết đến xuân về, chúng ta sẽ đón chào những điều mới mẻ, những điều tốt lành, được cùng gia đình quây quần bên nhau, cùng cười nói, chuyện trò. Trong đó cũng không thiếu những hành động dọn dẹp và trang trí cho ngày tết. Trang trí, sửa soạn ngày Tết là một việc thiết yếu, quan trọng để cho ngôi nhà trở nên đẹp hơn, cầu mong đón một năm mới thuận lợi, suôn sẻ, hanh thông cho cả gia đình. Công việc này thường được chuẩn bị kĩ lưỡng trước tết vài ngày hoặc vài tuần.

Tuy nhiên, trang trí nhà cửa thế nào, sử dụng vật dụng gì cho hợp phong thủy, không phải ai cũng lưu tâm và để ý đến. Với sự đa dạng về kiểu dáng lẫn mẫu mã, cùng nhiều hàm ý mà món đồ mang lại, chắc hẳn chúng ta cũng không ít lần đau đầu và bối rối trong việc chọn lựa phụ kiện cho ngày Tết

Nhánh đào đồng trang trí 74cm

Nhánh đào đồng trang trí 74cm

29,000đ40,000đ
Đã bán: 9
Nhánh trang trí kim tiền 73cm

Nhánh trang trí kim tiền 73cm

23,000đ30,000đ
Đã bán: 9
Bao lì xì tết

Bao lì xì tết

15,000đ19,000đ
Bao Lì Xì Gấm LX-040

Bao Lì Xì Gấm LX-040

55,000đ80,000đ
1/1

Bên cạnh mai, đào hay tiết trời se lạnh thì khung cảnh gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau ăn những bữa ăn, cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà cửa cũng là dấu hiệu cho thấy một mùa xuân mới lại về. Vào ngày tết mọi người trong gia đình thường mua sắm cho gia đình mình các vật dụng như, hoa mai, hoa cúc, bao lì xì, dèn nháy, các vật dụng trang trí ... Và không thể thiếu đó là bánh chưng, bánh tét, bánh giày, hũ kiệu, thịt gà... Ai ai cũng trang trí nhà cửa của mình cho thật sạch đẹp, đủ đầy, với ý nghĩa cầu mong cho một năm mới dồi dào, an khang thịnh vượng, mọi việc đều thuận lợi.

Việc trang trí tết mang lại lợi ích gì?

Với quan niệm “Tống cựu ngênh tân”, tức là bỏ đi những cái đã cũ kĩ, đón những cái mới. Người Việt ta có thói quen dọn dẹp sạch sẽ từ trong nhà ra tới ngoài ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, hoặc đồ cũ không dùng tới, để dành chỗ đón cái mới, quần áo mới, vật dụng mới… Trong nhà đặt các lọ hoa với đủ màu sắc tươi mới như cúc vàng, hoa đào, hoa mai… hoặc những cây quất với những trái quất vàng ươm làm rực một góc không gian.

Khi đi trên các con phố, góc phường, chắc hẳn không khó để chúng ta bắt gặp những màu sắc rực rỡ của hoa, của quần áo, hay những dụng cụ trang trí ngày Tết. Con đường chúng ta đi hằng ngày nay lại càng lung linh, vui tươi hơn, hàng quán cũng được thay mới, tỏa nên một sắc xuân. Dù ở bất cứ đâu ta cũng sẽ nhìn thấy được một màu Tết nhuộm đỏ cả không gian. Đặc biệt là trang trí cho ngôi nhà ở.

Người Việt mình quan niệm rằng dọn dẹp sẽ tống khứ những cái đã cũ kỹ, xấu xí, những cái không may mắn ra khỏi ngôi nhà, để đón chào một cái Tết với đầy đủ sự mới mẻ, đón chào những điều đẹp đẽ nhất. Để làm được điều đó thì trước tiên, nhà cửa của chúng ta phải thật sạch, đẹp. Có vậy khi nhìn vào mới thấy được một năm hứa hẹn nhiều điều khởi sắc. Nếu đầu năm mình thể hiện sự đẹp đẽ, sung túc và no đủ thì chắc chắn cả năm cũng sẽ như vậy, sẽ như ý mà mình muốn.

Bên cạnh đó, việc trang trí nhà cửa vào dịp Tết cũng góp phần làm đẹp cho chính bản thân chúng ta trong mắt người khác. Vào những dịp Tết thì là dịp để khách khứa đến nhà, hay ở miền Bắc có phong tục là đi xông đất, người Việt sẽ đến nhà của bạn bè, người thân mình để thăm hỏi, chúc những điều tốt lành nhất cho nhau và lì xì. Chính vì lẽ đó, ngôi nhà vào ngày Tết phải luôn được gọn gàng, tươi mới, không thể bừa bộn hay cũ mà đón tiếp khách được.

Bên cạnh đó, việc có được một ngôi nhà sạch đẹp cũng sẽ khiến cho khách thốt ra những ca từ khen ngợi. Mà vào dịp Tết, việc khen nhau chúc nhau, cũng được xem là những lời "vàng ngọc", giúp gia chủ tin rằng cả năm sẽ luôn gặp niềm vui và may mắn.

Ngoài ra, việc trang trí nhà cửa vào ngày đầu năm đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của bao thế hệ người Việt. Vào ngày tết không thể thiếu đi đào hay mai, thì nhà cửa không được dọn dẹp, trang trí thì xuân mãi đứng ở đầu cổng chứ chẳng thể vào nhà.

Nên trang trí như thế nào?

Đầu tiên là vấn đề trang trí bàn thờ. Đầu năm là dịp để gia đình quây quần sum họp bên nhau, và đó cũng là dịp để con cháu bày tỏ lòng kính trọng và tưởng nhớ tới ông bà. Trên bàn thờ phải luôn có 2 câu đèn đại diện cho mặt trời, mặt trăng, ngoài ra bát hương còn tượng trưng cho vũ trụ.

Thứ hai là việc trang trí phòng khách. Phòng khách là bộ mặt của gia đình, là nơi mà không khí Tết hiển diện rõ ràng và chân thực nhất. Trang trí phòng khách có thể là sơn lại tường, mở rộng phòng khách, dán tranh mới, thay đổi cấu trúc phòng khách, làm mới bộ bàn ghế… Trên bàn khách thường có một lọ hoa tươi tắn, một khay mứt Tết hình tròn, một bộ ấm trà để sẵn… đó là hình ảnh của một năm mới ngọt ngào.

Về trang trí xung quanh nhà thì thường người ta sẽ chọn lựa các cây để trưng bày. Đó có thể là cây mẫu đơn, đỗ quyên và không thể thiếu đi cây đào và cây mai. Sự có mặt của những loài cây cảnh này ý nghĩa ngoài việc tô điểm cho căn nhà thêm xinh đẹp thì còn mang trong mình mong muốn một năm mới đầy đủ, như ý.

Cuối cùng là nhà bếp, hầu hết đại đa số gia đình ngày nay các gia đình đều chọn lựa loại đồ dùng thủy tinh nhà bếp, như chén đĩa, nồi thủy, hũ thủy tinh mang hàm ý có một năm mới sáng bóng, lấp lánh lung linh cũng như màu của thủy tinh. Bàn ăn cũng được bày biện nhiều món ăn tượng trưng cho ngày Tết như bánh chưng, bánh giày, hũ kiệu,...